Là một làng nghề nổi tiếng ở huyện Đức Thọ, trải qua bao thăng trầm lịch sử, Thái Yên vẫn duy trì và phát triển mạnh mẽ. Ngày nay, vùng đất này trở thành một điểm đến ưa chuộng của nhiều khách hàng gần xa khi cần mua những sản phẩm từ gỗ.

► Xem thêm:  Đầu tư và khai thác hạ tầng cụm công nghiệp Thái Yên (phần mở rộng) gắn với phát triển làng nghề truyền thống

Cứ vào đầu năm âm lịch, lễ hội giỗ Tổ được tổ chức trang trọng tại Nhà thờ Tổ sư nghề mộc xã Thái Yên

Không ai biết nghề mộc Thái Yên có từ bao giờ và tổ nghiệp là ai, nhưng theo các bậc cao niên trong làng, nghề mộc Thái Yên đã tồn tại trên dưới 400 năm. Đến cuối thế kỷ 19, nghề đã phát triển mạnh và rất thịnh vượng trong những năm đầu thế kỷ 20.

Trải qua nhiều thế hệ, kinh nghiệm làm mộc được truyền từ đời này sang đời khácđời nào cũng vậy, Thái Yên luôn có những người thợ tài hoa, ít nơi sánh kịp. Những tên tuổi như Cửu Ngại, ông Hồng, Võ Em, được người làng tôn vinh là những bậc kỳ tài về chạm trổ “Long, Ly, Quy, Phượng” tại các đình chùa, lăng tẩm. Bằng bàn tay khéo léo và óc sáng tạo của mình, họ đã làm rạng danh nghề truyền thốngCác thế hệ đi sau chịu khó học hỏi để sản phẩm làm ra đẹp hơn, hấp dẫn hơn.

Bàn tay khéo léo của những nghệ nhân làng mộc Thái Yên

Chính lẽ đó, các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ của làng nghề Thái Yên luôn mang nét độc đáo riêng về mỹ thuật, chất lượng, đồng thời mẫu mã ngày càng đa dạng, tăng tính cạnh tranh trên thị trường với làng nghề gỗ mỹ nghệ khác trong cả nước, từng bước khẳng định vị thế, xây dựng được niềm tin và sự yêu thích từ phía khách hàng. Các sản phẩm nghề mộc Thái Yên đã có mặt tại nhiều thị trường trong nước, đặc biệt mặt hàng cao cấp đã có chỗ đứng ở thị trường Hà Nội. Riêng ở khu vực Nghệ An – Hà Tĩnh và các vùng phụ cận khi nói đến sản phẩm đồ mộc là người ta nghĩ ngay đến Thái Yên.

Các sản phẩm mộc Thái Yên ngày càng được ưa chuộng

Hiện nay, Thái Yên có hơn 1000 hộ dân chuyên sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp, có hơn 11 doanh nghiệp và  33 cửa hàng chuyên kinh doanh các sản phẩm từ nghề mộc. Đồng thời, để đáp ứng nhu cầu khách hàng, tăng tính cạnh tranh. Các chủ cơ sở, hộ sản xuất đã mạnh dạn đầu tư hàng tỷ đồng mua sắm phương tiện, máy móc hiện đại, mở rộng quy mô sản xuất. Các sản phẩm được làm ra ngày càng nhiều hơn, đẹp hơn và thu hút khách hàng hơnLàng nghề phát triển giúp người dân nơi đây không chỉ có công ăn việc làm mà còn vươn lên làm giàu, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương.

Bên cạnh đó, là một trong 10 làng nghề truyền thống được xếp hạng vào danh sách cần khôi phục và phát triển. UBND tỉnh, chính quyền, ban ngành các cấp đã và đang có những hành động và chính sách hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp, hộ sản xuất tại địa phương. Trong đó đáng chú ý là quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp Thái Yên phần mở rộng do công ty Cổ phần Đầu tư IDI làm chủ đầu tư.

Là mô hình điểm về xã hội hóa đầu tư cụm công nghiệp tại địa phương, Dự án được đầu tư bài bản, với quy mô lên đến 15.2 ha, tổng vốn đầu tư hơn 134 tỷ đồng đang được kỳ vọng tạo ra một bước đột phá trong công cuộc sản xuất và kinh doanh, phát huy hết tiềm năng và thế mạnh địa phương, góp phần xây dựng làng nghề truyền thống Thái Yên trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn cho du khách trong và ngoài tỉnh.

Chúng ta hãy cùng chờ đời và hy vọng vào một ngày không xa, với sự sáng tạo của những đôi bàn tay tài hoa, cùng sự quan tâm của chính quyền địa phương và sự chung tay góp sức của cộng đồng doanh nghiệp, thương hiệu mộc Thái Yên sẽ phát huy được truyền thống vẻ vang của mình, xây dựng uy tín và niềm tin vững chắc trong tâm trí khách hàng, vươn tầm quốc tế.

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *