Người kinh doanh thành công là người nắm bắt chuẩn xác tâm lý khách hàng, đưa ra những phương án kinh doanh tối ưu, tối đa hóa lợi ích mang lại cho bản thân và khách hàng. Đối với những người dự định khởi nghiệp, tìm kiếm thông tin và rút ra những kinh nghiệm từ người đi trước được xem là bước quan trọng trong kinh doanh. Cùng đọc qua mẩu chuyện người bán ớt sau đây và chiêm nghiệm bài học kinh doanh đầy thú vị!

Câu chuyện bán ớt và bài học kinh doanh thú vị

Những người bán ớt luôn gặp cùng một câu hỏi: “Ớt này có cay không?”. Phải trả lời thế nào đây? Nếu nói cay, những người sợ cay, họ sẽ bỏ đi ngay; còn nếu bảo không cay, cũng có thể khách hàng lại là người thích ăn cay, như vậy việc làm ăn lại gặp rủi ro.

Một ngày kia, không có việc gì làm, tôi đến đứng bên cạnh chiếc xe ba gác của một chị bán ớt, thử xem chị ấy giải quyết hai vấn đề hoàn toàn tương phản này như thế nào. Nhân lúc không có người đến mua, tôi cố làm ra vẻ thông minh mà nói với chị ấy rằng:

Chị hãy chia số ớt này thành hai đống đi, nếu có người muốn mua cay thì cho họ đống này, còn nếu không, thì cho họ đống kia”.

Chị bán ớt cười với tôi, dịu dàng nói: “Không cần đâu!”

Đang nói thì một người đến mua, và điều thần kỳ đã xảy ra, rốt cuộc bà chủ đã nói thế nào nhỉ?

Quả nhiên chính là hỏi câu đó: “Ớt của chị có cay không?” Chị bán ớt rất chắc chắn mà bảo khách hàng rằng: “Màu đậm thì cay, còn nhạt thì không cay!” Người mua ngỡ là thật, chọn xong liền trả tiền, vui lòng mà đi. Chẳng mấy chốc, những quả ớt có màu nhạt chẳng còn lại bao nhiêu.

Lại có khách hàng đến, vẫn là câu hỏi đó: “Ớt của chị có cay không?” Lần này bà chủ trả lời: “Ớt dài thì cay, ớt ngắn không cay!” Quả nhiên, nguời mua liền dựa theo tiêu chuẩn phân loại của chị mà bắt đầu chọn lựa. Kết quả lần này chính là ớt dài rất nhanh đã hết sạch.

Nhìn những quả ớt vừa ngắn vừa đậm màu còn sót lại, trong lòng tôi nghĩ : “Lần này xem chị còn nói thế nào đây?” Tuy thế, khi một khách hàng khác hỏi: “Ớt có cay không?” Chị bán ớt hoàn toàn tự tin mà trả lời rằng: “Vỏ cứng thì cay, vỏ mềm không cay!”.

Tôi thầm bội phục, không phải vậy sao, bị mặt trời phơi cả nửa ngày trời, quả thực có rất nhiều quả ớt vì mất nước mà trở nêm mềm nhũn đi. Chị bán ớt bán xong số ớt của mình, trước khi đi, chị nói với tôi rằng: “Cách mà cậu nói đó, thật ra những người bán ớt chúng tôi đều biết cả, còn cách của tôi thì chỉ có mình tôi biết thôi”.

Câu chuyện nhỏ ẩn chứa giá trị kinh doanh sâu sắc bởi những gì bạn bán đi, không hoàn toàn chỉ là hàng hóa, mà còn là một phần con người bạn. Chính vì thế:

1. Đối với những khách hàng lạ, điều cần bán đi chính là sự lễ phép.

2. Đối với những khách hàng quen thuộc, điều cần bán đi chính là sự nhiệt tình.

3. Đối với những khách hàng nóng tính, điều bán đi chính là hiệu suất.

4. Đối với những khách hàng ngạo mạn, điều thật sự bán đi chính là lòng nhẫn nại.

5. Đối với những người có tiền, điều mà bạn bán đi chính là sự tôn quý.

6. Đối với những người nghèo khổ, điều bán đi chính là lợi ích thiết thực.

7. Đối với những người thời thượng, điều bán đi chính là sự sang trọng.

8. Đối với những người chuyên nghiệp, điều mà bạn bán đi chính là sự chuyên nghiệp.

9. Đối với những người hào sảng, điều mà bạn bán đi chính là sự phóng khoáng.

10. Đối với những người keo kiệt, điều thật sự bán đi chính là lợi ích.

11. Đối với những người sống hưởng thụ, điều cần bán đi chính là sự phục vụ.

12. Đối với những người hư vinh, điều bán đi chính là vinh dự.

13. Đối với những người hay bắt bẻ, điều bán đi chính là sự tinh tế.

14. Đối với những người hiền lành, điều cần bán đi chính là sự chân thành.

15. Đối với những người hay do dự, điều thật sự cần bán đi chính là sự đảm bảo.

Xây dựng giá trị kinh doanh nền tảng

Có nhiều phương thức để giới thiệu và quảng cáo cho sản phẩm của bạn. Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi: “Liệu sản phẩm của mình đã thực sự tốt như mình giới thiệu?”, “ Nó có tạo ra sự khác biệt so với những sản phẩm cùng loại không?” hay “Bao nhiêu khách hàng đã quay lại sử dụng hay giới thiệu sản phẩm đó cho người khác?”

Đừng vội vàng kinh doanh khi không nắm rõ vấn đề, đánh giá được thực lực của bạn cũng như nhu cầu của khách hàng. Kinh doanh cần tầm nhìn sâu rộng, nhưng lắng nghe và cân nhắc ý kiến cùng với ý thức trách nhiệm nghề nghiệp cũng cần được coi trọng./.

(Nguồn: ST)

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *