Theo thống kê, Thái Yên có hơn 1717 hộ gia đình với hơn 80% hộ chuyên sản xuất, kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động sản xuất chưa cao, việc sản xuất kinh doanh còn mang tính cá nhân, hộ gia đình, với quy mô nhỏ lẻ, manh mún, chưa áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, chưa có mô hình liên kết trong sản xuất kinh doanh.

Thời gian gần đây, cùng với việc đầu tư mở rộng CCN Thái Yên, hoạt động phát triển nghề gỗ truyền thống ở làng nghề Thái Yên đang có những chuyển biến mang lại hiệu quả tích cực. Trong đó, chuyên nghiệp hóa hoạt động sản xuất kinh doanh, sản xuất theo mô hình doanh nghiệp đang là những mục tiêu hàng đầu được các DN, hộ kinh doanh tại địa phương quan tâm và chú trọng.

Tuy nhiên, việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp trước khi quyết định thành lập hay chuyển đổi mô hình DN đang là một bài toán khó đối với các hộ dân bởi nó có ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp về sau.

Cần cân nhắc kỹ lượng khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Về cơ bản, những sự khác biệt tạo ra bởi loại hình doanh nghiệp là:  Uy tín doanh nghiệp do thói quen tiêu dùng;  Khả năng huy động vốn; Rủi ro đầu tư; Tổ chức quản lý doanh nghiệp. Bạn cần xem xét một cách kỹ lưỡng các yếu tố này để lựa chọn mô hình phù hợp nhất.

Mô hình doanh nghiệp tư nhân (DNTN):

Đây là loại hình doanh nghiệp dễ điều hành nhất, do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.

– Ưu điểm: Đây là mô hình mà chủ doanh nghiệp toàn quyền quyết định đối với tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, quản lý DNTN theo những cách thức đơn giản; chủ DNTN có thể dùng khả năng tài chính của chính mình, dễ dàng hơn trong việc lấy lòng tin từ khách hàng và đối tác.

– Nhược điểm:

+ Ưu điểm của chế độ sở hữu và chịu trách nhiệm ở trên cũng là một điểm bất lợi lớn đối với  DNTN. Bởi do tính độc lập giữa tài sản của chủ doanh nghiệp và tài sản doanh nghiệp không có, chủ doanh nghiệp phải đứng ra chịu trách nhiệm cho các quyết định, họat động kinh doanh bằng toàn bộ tài sản của mình, chứ không giới hạn trong phạm vi số vốn góp vào loại hình công ty TNHH và công ty CP.

+ DNTN không có tư cách pháp nhân, điều này đồng nghĩa với việc sẽ gặp khó khăn khi xác lập các giao dịch đặc biệt là khi vay vốn ngân hàng, thậm chí làm hạn chế các cơ hội kinh doanh lớn do không đảm bảo được tài sản và khả năng chịu trách nhiệm của mình.

Mô hình Công ty TNHH một thành viên

Công ty TNHH 1TV do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

– Ưu điểm:

+ Chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty nên các quyết định được đưa ra nhanh chóng và kịp thời, không mất nhiều thời gian để thảo luận và đưa ra quyết định về các vấn đề quan trọng như ở loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần.

+ Loại hình này có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn.

+ Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.

– Nhược điểm: Việc huy động vốn của công ty TNHH 1TV bị hạn chế độ không có quyền phát hành cổ phiếu.

Mô hình Công ty cổ phần

Công ty cổ phần có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp

– Ưu điểm:

+ Cũng giống như công ty TNHH với chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông của công ty CP chỉ phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác tỏng phạm vi số vốn góp, vì vậy giảm thiểu tối đa mức độ rủi ro.

+ Cơ cấu vốn linh họat, khả năng huy động vốn cao, có thể thông qua việc phát hành cổ phiếu.

+ Ngành nghề kinh doanh của công ty thường khá đa dạng, có thể trên nhiều lĩnh vực.

– Nhược điểm: Đối với loại hình này, do không hạn chế số lượng cổ đông do đó dễ có sự phân hóa các nhóm cổ đông đối kháng nhau về mặt lợi ích, việc quản lý, điều hành công ty sẽ phức tạp hơn; thậm chí khó khăn hơn khi đưa ra một quyết định liên quan đến việc quản lý doanh nghiệp hay cơ hội kinh doanh do phải thông qua ý kiến của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị công ty.

Cân nhắc đến môi trường kinh doanh, ngành nghề kinh doanh và tập quán lao động tại Thái Yên, Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp khuyến khích bạn nên chọn công ty TNHH do đặc tính giảm thiểu trách nhiệm của các thành viên sở hữu, mô hình tổ chức và cơ cấu quản lý của loại hình này lại gọn nhẹ, phù hợp với những nhà khởi nghiệp khi phải tập trung nhiều vào các hoạt động kinh doanh, phát triển công ty. Hơn thế, bạn hoàn toàn có thể chuyển đổi doanh nghiệp của mình sang hình thức công ty CP để huy động và tăng nguồn vốn khi công ty đã vào guồng họat động ổn định, có nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh.

Để nhận được những tư vấn, thông tin chi tiết hơn, vui lòng liên hệ với Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp của Công ty CP CED./.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *