Với mục tiêu đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh minh bạch hơn, quản lý các đơn vị kinh doanh thông qua các hệ thống, công cụ hành chính, pháp lý thì việc thành lập doanh nghiệp tại Hà Tĩnh và chuyển đổi từ hình thức hộ kinh doanh thành doanh nghiệp là xu hướng tất yếu và cần thiết trong bối cảnh nước ta hiện nay.

Đặc điểm của hộ kinh doanh/hộ gia đình

Hộ kinh doanh thường là dạng kinh tế gia đình, nhỏ lẻ, tự phát, không có khuynh hướng mở rộng quy mô. Mặc dù Luật doanh nghiệp 2014 quy định rõ, hộ kinh doanh sử dụng từ 10 lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm qua, quy định này chưa phát huy được hiệu quả mạnh mẽ, bởi trong thực tế người dân lo ngại các thủ tục hành chính, công tác kế toán- thuế rườm rà, khó hiểu cũng như chưa có cơ quan chức năng nào giám sát, kiểm tra sát sao họat động này. Bên cạnh đó, lên doanh nghiệp cũng phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến họat động tổ chức, duy trì bộ máy công ty cũng khiến khá nhiều người “chùn bước”.

“Được gì” khi chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang mô hình doanh nghiệp

Tuy nhiên, nếu cứ quá quan tâm và cân đo đong đếm các yếu tố bất lợi tạo ra rào cản trong quá trình họat động của hộ kinh doanh, chắc hẳn nhiều người đã bỏ qua các cơ hội kinh doanh tốt giữa nền kinh tế thị trường hiện nay. Mặc dù việc chuyển đổi tạo ra một số khó khăn như đề cập ở trên, nhưng xét đến lợi ích lâu dài người kinh doanh nhận được, Nhà nước vẫn khuyến khích việc chuyển đổi này diễn ra.

Một số lợi ích khi chuyển đổi sang doanh nghiệp như sau:

Các hộ kinh doanh được khuyến khích chuyển đổi lên doanh nghiệp (ảnh minh họa)

Được hoạt động dưới tư cách pháp nhân (trừ loại hình DNTN), có con dấu riêng, thuận tiện hơn trong các giao dịch dân sự, vay vốn ngân hàng; có quyền thành lập các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh theo quy định. Được sử dụng nhiều lao động hơn; chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trọng phạm vi vốn điều lệ của công ty; nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn từ các hiệp hội nghề nghiệp; tiếp cận được với các ưu đãi đầu tư từ Nhà nước; nếu kinh doanh thua lỗ thì được phép phá sản theo Luật Phá sản.

Ngoài ra, khi hoạt động với chức năng mới, DN có thể huy động được sự tham gia góp vốn của tổ chức, cá nhân khác; dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn cho vay của ngân hàng; tiếp cận với thị trường nước ngoài một cách hợp pháp hơn. Một điểm thuận tiện khác là có hóa đơn thuế giá trị gia tăng và nộp thuế theo loại hình DN, thay vì hộ cá nhân. Vì vậy, DN sẽ tận dụng được những ưu điểm đối với loại hình này để thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh…

Từ góc độ quản lý Nhà nước, các cơ quan chức năng sẽ quản lý các vấn đề liên quan đến thuế, lao động sẽ dễ dàng thực hiện, từ đó thêm nhiều thông tin, dữ liệu cho việc phân tích, đánh giá và xây dựng, hoạch định các chính sách hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp hơn nữa.

Xem thêm:

Nên lựa chọn DNTN hay công ty TNHH?

Thành lập công ty tại Hà Tĩnh- những điều nên biết?

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp và những điều cần biết

Chính sách hỗ trợ thành lập mới doanh nghiệp, hộ kinh doanh tại Hà Tĩnh.

Mặc dù Luật doanh nghiệp 2014 đã có quy định về việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, việc chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể sang các loại hình công ty vẫn  chưa có quy định cụ thể. Tuy nhiên, để thành lập mới doanh nghiệp, hộ kinh doanh cần:

– Tiến hành giải thể hộ kinh doanh.

– Đăng ký thành lập mới doanh nghiệp.

Việc chuyển đổi hộ kinh doanh thành DN tại Hà Tĩnh giúp phát triển đội ngũ DN lớn mạnh, hoạt động chuyên nghiệp,hiệu quả hơn và góp phần vào sự phát triển chung của nước ta hiện nay. Với mong muốn đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp của tỉnh nhà, chúng tôi – Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp của Công ty CP CED cam kết mang lại những các thông tin cần thiết, hữu ích; tư vấn hồ sơ, thủ tục pháp lý, quy trình đăng ký thành lập công ty tại Hà Tĩnh nhanh chóng, chính xác, đầy đủ./.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *