Trong những năm qua, công tác hỗ trợ, ưu đãi đầu tư cụm công nghiệp tại Hà Tĩnh luôn được UBND tỉnh quan tâm và chú trọng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi, thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn cũng như trong và ngoài nước.

Ngoài việc xây dựng kế hoạch, chương trình xúc tiến đầu tư hàng năm, UBND tỉnh cũng đã ban hành nhiều văn bản đề cập đến các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư cụm công nghiệp trên địa bàntrong đó Quyết định số 16/2014/QĐ-UBND quy định một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 nhận được nhiều quan tâm.

Quyết định số 16/2014/QĐ-UBND với nhiều chính sách ưu đãi “hấp dẫn”

Theo đó, Quyết định áp dụng hỗ trợ cho cả hai nhóm đối tượng bao gồm: Đơn vị đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp và đơn vị đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp.

Giai đoạn 2014 – 2020, tổng kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ là 2.194 tỷ đồng. Trong đó, nguồn ngân sách hỗ trợ được ưu tiên theo thứ tự: đơn vị đầu tư kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp; các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp và hỗ trợ chủ đầu tư (UBND cấp huyện) xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp. Mỗi đơn vị về nguyên tắc chỉ được hưởng ngân sách hỗ trợ tối đa 01 lần.

Ngoài các chính sách được hỗ trợ chung cho cả nước, đơn vị đầu tư kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp tại Hà Tĩnh và cơ sở sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp đáp ứng các điều kiện hỗ trợ quy định được hưởng các chính sách hỗ trợ cụ thể như sau:

Hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp

– Hỗ trợ giải phóng, san lấp mặt bằng: Mức hỗ trợ từ 2 tỷ đồng đến 15 tỷ đồng tùy theo quy mô giá trị san lấp.

– Hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải tập trung trong cụm công nghiệp: Hỗ trợ sau đầu tư 10% giá trị quyết toán đối với phần xây lắp công trình xử lý nước thải cho mỗi CCN nhưng không quá 3 tỷ đồng.

– Hỗ trợ chủ đầu tư xây dựng hạ tầng CCN thuộc UBND cấp huyện: Đến 30/5 hàng năm, trên cơ sở dự kiến nguồn vốn hỗ trợ đơn vị đầu tư kinh doanh hạ tầng và các dự án đầu tư sảnxuất kinh doanh trong cụm công nghiệp, số kinh phí còn lại sẽ được hỗ trợ hạtầng cụm công nghiệp cho đơn vị thuộc UBND cấp huyện làm chủ đầu tư.

Hỗ trợ dự án sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp

– Hỗ trợ chi phí san lấp mặt bằng: Nếu Nhà đầu tư tự bỏ vốn để san lấp mặt bằng; sau khi hoàn thành, được ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% chi phí san lấp mặt bằng (không quá mức tối đa được quy định tại điều 6.)

– Hỗ trợ công trình xử lý môi trường của dự án: Hỗ trợ 50% chi phí thực hiện công trình đầu tư để xử lý môi trường của dự án, nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng/dự án và không quá 01 lần.

Hỗ trợ dự án sản xuất, kinh doanh di dời vào cụm công nghiệp

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh khi thực hiện di dời dự án vào cụm công nghiệp, ngoài được hưởng các chính sách đối với dự án sản xuất, kinh doanh trong CCN, còn được hưởng các cơ chế, chính sách sau:

– Hỗ trợ tháo dỡ, bốc xếp, vận chuyển di dời: Hỗ trợ 50% chi phí di dời hợp pháp (tháo dỡ nhà xưởng, thiết bị và vận chuyển, lắp đặt tại địa điểm mới) nhưng tối đa không quá 200 triệu đồng đối với một cơ sở sản xuất kinh doanh.

– Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh mới trong cụm công nghiệp: Được ưu tiên vay vốn đầu tư từ Quỹ đầu tư phát triển tỉnh hoặc Ngân hàng Phát triển chi nhánh Hà Tĩnh; Được hỗ trợ 20% số tiền phải trả lãi suất cho số vốn vay để trực tiếp xây dựng dự án sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp với thời gian hỗ trợ 24 tháng.

Kỳ vọng vào một môi trường đầu tư thuận lợi

Những năm qua, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh luôn là vấn đề “nóng”, được UBND tỉnh quan tâm hàng đầu. Với nhiều cơ chế chính sách ưu đãi về đầu tư cụm công nghiệp, Hà Tĩnh đang nỗ lực tạo môi trường thuận lợi, thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các chính sách hỗ trợ đầu tư của tỉnh đã và đang phát huy được vai trò định hướng, thúc đẩy phát triển kinh tế Hà Tĩnh.

Thực tế, những năm qua, Hà Tĩnh đã gặt hái được nhiều thành công trong công tác thu hút đầu tư trong và ngoài nước, được đánh giá là một trong những tỉnh thành đứng đầu cả nước về thu hút đầu tư. Tuy nhiên, thực trạng chung các doanh nghiệp, nhà đầu tư gặp phải hay còn e ngại khi quyết định đầu tư vào Hà Tĩnh đó là các khó khăn, vướng mắc về thủ tục hành chính. Sự rườm rà trong các thủ tục hành chính, một số thủ tục ở tỉnh và địa phương không thống nhất, tình trạng chồng chéo chức năng nhiệm vụ các cơ quan ban ngành, tình trạng sách nhiễu gây khó khăn cho doanh nghiệp đã và đang là một rào cản lớn cho quá trình đầu tư dự án vào Hà Tĩnh.

Công ty Cổ phần CED với mong muốn trở thành một nhịp cầu kết nối, đưa các chính sách của trương ương và địa phương đến với các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước, góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng hành chính trong quá trình đầu tư vào Hà Tĩnh. Quý doanh nghiệp, nhà đầu tư với mong muốn đầu tư vào Hà Tĩnh, hãy đến với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ các thủ tục, hồ sơ pháp lý liên quan đến quá trình đầu tư như: hồ sơ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, hồ sơ thủ tục môi trường; hồ sơ, thủ tục quy hoạch tổng thể; hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư, thủ tục thuê đất và rất nhiều hồ sơ thủ tục khác.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *