Lần đầu thành lập doanh nghiệp, bạn còn nhiều bối rối?

Lần đầu thành lập doanh nghiệp, bạn có nhiều câu hỏi?

Đặc biệt, khi thành lập mới doanh nghiệp, có thể vì thiếu hiểu biết mà hồ sơ đăng ký của bạn bị trả về do lỗi sai khi ghi ngành nghề kinh doanh và mã hóa ngành nghề?

Vâng, cũng như bạn, rất nhiều người lần đầu thành lập công ty gặp phải rắc rối này.

Nhưng không sao, bởi ngay dưới đây, tại bài viết này, chúng tôi xin đề cập đến một số nội dung chính giúp khách hàng điền ngành nghề kinh doanh khi đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Hà Tĩnh.

 

Cách ghi mà ngành khi thành lập công ty

Ghi mã ngành trong Giấy đăng ký kinh doanh khi thành lập công ty

Xác định ngành nghề kinh doanh khi thành lập công ty

Bạn phải xác định được ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp mình cũng như lựa chọn một số ngành nghề liên quan có thể kinh doanh đồng thời cùng lĩnh vực kinh doanh chính. Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là ngành, nghề mà doanh nghiệp của bạn sẽ tập trung vào họat động và tạo ra lợi nhuận chủ yếu cho doanh nghiệp. Vì vậy, xác định rõ ngành nghề kinh doanh chính là định hướng rõ hướng đi chủ đạo và con đường phát triển của công ty.

Cách ghi tên, mã ngành nghề cho doanh nghiệp

Theo quy định của pháp luật và nội dung trong mẫu hồ sơ thành lập doanh nghiệp, khi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải ghi và mã hóa ngành theo cấp 4 trong hệ thống ngành Kinh tế của Việt Nam.

Theo đó, các cá nhân, tổ chức  có thể tự tra ngành, mã ngành theo 2 văn bản pháp luật sau: Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, và Quyết định 337/QĐ-BKHĐT về việc ban hành Nội dung của Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam.

Một số lưu ý khi viết ngành và mã ngành doanh nghiệp:

– Ghi mã ngành, nghề theo mã cấp 4 trong Hệ thống ngành Kinh tế của Việt Nam: Mã ngành, nghề cấp 4 là ngành, nghề được mã hóa gồm 4 chữ số.

Ví dụ:

Họat động dịch vụ trồng trọt: mã ngành 0161

Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép: mã ngành 4641

– Khi liệt kê ngành, nghề kinh doanh, nên sắp xếp theo thứ tự mã ngành tăng dần

Ví dụ:

Tên ngành Mã ngành
Khai thác quặng sắt 0710
Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét 0810
Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác 4520
Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng 4663

– Nếu ngành, nghề kinh doanh không nằm trong danh sách kinh doanh có điều kiện thì nên đăng ký ngắn gọn, không đề cập chi tiết. Điều này giúp doanh nghiệp linh họat hơn khi mở rộng lĩnh vực họat động kinh doanh của mình.

Ví dụ: Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng bao gồm nhiều danh mục nhỏ như:

46631- Bán buôn tre nứa, gỗ cây và gỗ chế biến;

46632 – Bán buôn xi măng;

46633 – Bán buôn gạch xây, ngói, đá, cát sỏi; ….

Khi điền ngành nghề kinh doanh trong mẫu đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp, người kinh doanh chỉ cần viết: Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng – mã ngành 4663

– Nếu ngành nghề kinh doanh nằm trong danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì khi đăng ký ngành nghề, phải viết chi tiết ra. Điều này giúp doanh nghiệp của bạn tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật và giúp cơ quan nhà nước kiểm soát được ngành nghề kinh doanh chính xác hơn.

– Mặc dù không có quy định giới hạn về số lượng ngành, nghề kinh doanh nhưng doanh nghiệp không nên đăng ký quá nhiều ngành, nghề kinh doanh vì điều này có thể gây khó khăn cho cơ quan nhà nước trong việc quản lý, phân loại các chỉ tiêu kinh tế.

CED – Dịch vụ tư vấn miễn phí thành lập doanh nghiệp

Nếu bạn đang băn khoăn khi lựa chọn danh sách ngành nghề kinh doanh của công ty?  Nếu bạn chưa biết bạn đang dự định kinh doanh thuộc danh mục ngành nghề có điều kiện hay không có điều kiện? Nếu bạn gặp rắc rối trong quá trình viết mã ngành nghề? Đến với Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp của Công ty cổ phần CED, mọi vấn đề sẽ trở nên đơn giản. Những thắc mắc về ngành nghề kinh doanh sẽ được tư vấn hoàn toàn miễn phí tại CED.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *