Người đại diện theo pháp luật là ai?

Những chức danh nào có thể làm người đại diện theo pháp luật?

Những điều kiện cụ thể khi lựa chọn người đại diện?

Chắc hẳn đó là một trong vô vàn băn khoăn của các chủ doanh nghiệp tương lai khi thành lập doanh nghiệp.

Đừng lo lắng, bài viết sau xin chia sẻ các thông tin cần thiết cho các bạn!

Xem thêm:

► Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Hà Tĩnh

► Quy trình thành lập công ty tại Hà Tĩnh

► Chi phí thành lập công ty tại Hà Tĩnh

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là ai?

NĐDPL là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo pháp luật.

Như vậy, có thể hiểu, đây là chức vụ quyết định các họat động, hướng phát triển, kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài việc quản lý, điều hành toàn bộ công ty, còn đại diện công ty ký kết giấy tờ, hợp đồng, thực hiện giao dịch với các đối tác, khách hàng và phải chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Người đại diện phải có nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực tế mới có thể điều hành cả công ty đi vào họat động một cách chuẩn mực, hiệu quả

Người đại diện theo pháp luật trong từng loại hình doanh nghiệp

Xác định số lượng, chức dnah người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là vô cùng cần thiết

Như đã đề cập ở trên, việc xác định rõ địa vị pháp lý của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số chức danh của NĐDPL trong một số loại hình DN chính.

Doanh nghiệp tư nhân:

Người đại diện theo PL của DNTN chỉ có thể là chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, chủ DN có thể thuê người khác làm giám đốc doanh nghiệp.

Công ty TNHH 1TV:

Nếu cá nhân thành lập Công ty TNHH 1TV trở lên, cá nhân có thể giữ chức danh như: Giám đốc (Tổng giám đốc) hoặc Chủ tịch Công ty.

Trong trường hợp Công ty TNHH 1TV do 1 tổ chức đứng ra thành lập, công ty có thể họat động theo 2 mô hình sau:

a) Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;

b) Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.

Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty  hoặc Giám đốc (Tổng GĐ) là người đại diện theo pháp luật của công ty nếu như Điều lệ công ty không quy định cụ thể.

* Công ty TNHH 2TV trở lên:

NĐDPL của công ty có thể đảm nhận các chức vụ sau: Giám đốc (Tổng giám đốc); Chủ tịch Hội đồng thành viên

Công ty Cổ phần:

Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) có thể đồng thời làm NĐDPL của công ty.

Một số lưu ý về người đại diện theo pháp luật

Khi xác định người đại diện theo pháp luật của Công ty, cần cân nhắc một số vấn đề sau:

Công ty TNHH và công ty CP có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. 

– Trong trường hợp có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật trong công ty, Điều lệ công ty phải quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của các cá nhân đó đối với doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp phải đảm bảo luôn có ít nhất 1 người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Nếu DN chỉ có 1 người đại diện thì người đó phải cư trú tại Việt Nam, có văn bản ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của NĐDPL trong trường hợp xuất cảnh khỏi Việt Nam. Tuy nhiên, dù có ủy quyền hay không, NĐDPL vẫn phải chịu trách nhiệm đối với các quyết định của mình.

– Việc bổ nhiệm, thuê Giám đốc/Tổng GĐ là quyết định nội bộ của DN. Luật Doanh nghiệp 2014 cũng đã bỏ đi quy định “Giám đốc (Tổng giám đốc) của công ty CP không được đồng thời làm Giám đốc (Tổng giám đốc) của doanh nghiệp khác.”. Điều đó có nghĩa là, một cá nhân có thể giữ chức vụ Giám đốc/Tổng GĐ của nhiều DN, có thể làm NĐDPL cho nhiều DN nếu cá nhân đó có khả năng và DN đồng ý.

Yêu cầu về người đại diện theo pháp luật của DN

– Nếu cá nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, cá nhân ấy phải trên 18 tuổi và đảm bảo năng lực hành vi dân sự; không phân biệt nơi lưu trú, quốc tịch nhưng phải được xác nhận thường trú tại Việt Nam.

– Một số trường hợp không được thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014 như: Cán bộ công nhân viên chức; cán bộ lãnh đạo, quản lý trong DN nhà nước; người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;….

Để nhận được những tư vấn chi tiết hơn liên quan đến các nội dung thành lập doanh nghiệp.

Hãy liên hệ với chúng tôi!

CÔNG TY CỔ PHẦN CED 

Địa chỉ: Số 255 Đường Nguyễn Du – TP. Hà Tĩnh

Điện thoại: (039)3.79.79.89

Email: ketnoidoanhnghiepht@gmail.com

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *